Góc dịch • INTJ • The Architect • Người Kiến Tạo

NHÓM TÍNH CÁCH INTJ – THE ARCHITECT – NGƯỜI KIẾN TẠO

*Note:

Mở đầu

ARCHITECT (INTJ) LÀ AI?

Architect (INTJ) là người có tính cách Hướng nội (Introverted), Trực giác (Intuitive), Suy nghĩ (Thinking), và Phán xét (Judging). Các nhà chiến thuật thận trọng này muốn từng chi tiết trong cuộc đời của họ phải thật hoàn hảo, áp dụng sự sáng tạo và logic vào mọi hành động của họ. Thế giới nội tâm trong họ thì thường rất riêng tư và phức tạp.

“Suy nghĩ tạo nên sự vĩ đại của con người. Con người là một cây sậy, một thứ yếu ớt nhất trong tự nhiên, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ”

BLAISE PASCAL

Vị trí đứng đầu thì có thể rất cô độc. Là một trong những kiểu tính cách ít người có nhất – và là một trong những loại có khả năng đạt được vị trí top đầu kia nhất – Architect (INTJs) hiểu quá rõ câu nói này. Có lý trí và nhanh nhạy, Architect có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những người có thể “bắt kịp” với sự phân tích không-ngừng-nghỉ về mọi thứ xung quanh họ.

Architect (INTJ) personality

Khao khát có được tri thức

Những người có kiểu tính cách này có thể là những kẻ mộng mơ mạnh mẽ nhất và kẻ bi quan tuyệt vọng nhất. Architect tin rằng, họ có thể đạt được cả những mục tiêu thách thức nhất bằng quyền lực và trí thông minh. Nhưng họ cũng có thể có xu hướng chỉ trích bản chất con người, cho rằng hầu hết mọi người thì lười biếng, không có trí tưởng tượng, hay chỉ đơn giản là “dễ đầu hàng” trước những đièu tầm thường.

Architect xây dựng lòng tự trọng của mình dựa trên sự nhạy bén và sự hiểu biết của họ. Ở môi trường là trường học, những người có tính cách này thường bị gọi là “mọt sách”. Nhưng thay vì cho rằng biệt danh này là một dạng xúc phạm, nhiều Architect chấp nhận nó. Họ tin vào năng lực của mình trong việc tìm hiểu và làm chủ bất cứ lĩnh vực / chủ đề gì làm dấy lên sự chú ý của họ, cho dù đó là viết code hay biểu diễn võ thuật capoeira hay chơi nhạc cổ điển.

“Bạn không có quyền đưa ra quan điểm của mình. Bạn có quyền đưa ra quan điểm có cơ sở. Không ai có quyền để trở nên thiếu hiểu biết.

HARLAN ELLISON

Architect có thể rất ngay thẳng, không chịu được sự phù phiếm, xao nhãng hay những tin đồn nhảm nhí. Do đó, sẽ thật sai lầm khi rập khuôn những người có tính cách này thì buồn tẻ hay không có khiếu hài hước. Nhiều Architect được biết đến bởi sự hóm hỉnh… “bất kính”*, đằng sau vẻ ngoài có vẻ nghiêm túc kia thường là khiếu hài hước sắc bén, đầy tính mỉa mai mà thú vị.

tìm cách tốt hơn

Architect đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ. Nhiều loại tính cách tin vào thực tại, hành động theo kỳ vọng thông thường của xã hội và năng lực của người khác khi họ bước vào đời. Nhưng các Architect luôn-ngờ-vực thì có xu hướng tự tìm tòi, khám phá. Trong hành trình tìm kiếm những cách thức tốt nhất để làm mọi việc, họ không sợ phá vỡ luật lệ hay sợ có nguy cơ bị từ chối – trên thực tế thì họ tận hưởng chúng.

Nhưng bất kỳ ai với tính cách này sẽ nói rằng, một ý tưởng mới thì chẳng đáng là gì trừ khi chúng thực sự có tác dụng. Architect muốn trở nên thành công chứ không chỉ là biết sáng tạo những thứ mới. Họ dành hết sự chú tâm của mình vào các dự án họ làm, sử dụng hoàn toàn những góc nhìn, tính logic và quyền lực của họ. Và nếu có ai đó cố cản chân họ bằng cách áp đặt hàng loạt những quy chuẩn hay phát biểu những lời phê bình thiếu suy nghĩ thì…mong trời độ họ!

Architect, độc lập toàn thân, luôn muốn rũ bỏ kỳ vọng truyền thống của mọi người và theo đuổi ý tưởng của riêng họ.

Kiểu tính cách này thì vô cùng độc lập. Architect không ngại làm việc một mình, có lẽ bởi vì họ không thích phải chờ đợi người khác bắt kịp với họ. Họ cũng thường thấy thoải mái trong việc đưa ra quyết định mà không phải phụ thuộc vào ý kiến đóng góp của người khác. Có những khi, thái độ độc lập này cũng có thể bị cho là thiếu nhạy cảm, bởi họ “quên” cân nhắc đến suy nghĩ, đam mê hay kế hoạch của người khác.

Sự thất vọng về xã hội*

Architect thì không thường được biết đến là kiểu người ấm áp và tầm thường. Họ có xu hướng đề cao tính đúng đắn và thành công hơn là sự lịch sự và những lời đánh giá nhã nhặn – nói cách khác, họ thà đúng đắn còn hơn là được yêu thích. Điều này có thể là lý do vì sao rất nhiều vai phản diện trong phim truyện được lấy khuôn mẫu từ loại tính cách này.

Bởi Architect đánh giá cao sự thực và sự sâu sắc, với họ, những hoạt động xã hội phổ biến – từ bàn chuyện phiếm cho tới những lời nói dối vô hại thì khá vô nghĩa hoặc hoàn toàn ngớ ngẩn với họ. Do vậy, họ có thể vô tình bị coi là thô lỗ hay thậm chí xúc phạm trong khi họ chỉ cố thành thật. Có những lúc, Architect sẽ tự hỏi liệu tiếp xúc với người khác có đáng để họ cảm thấy bối rối / khó chịu hay không.

Nhưng như bất ký loại tính cách nào, Architect có khao khát các tương tác xã hội – họ chỉ là thích ở cạnh những người có chia sẻ chung giá trị quan và giá trị ưu tiên. Thường thì, họ vẫn có thể đạt được điều này với bằng việc chỉ là chính họ. Khi Architect theo đuổi đam mê của mình, sự tự tin bản năng có thể thu hút mọi người tới bên họ – trong công việc, xã hội hay thậm chí là chuyện tình cảm.

Cuộc đời là một ván cờ*

Loại tính cách này thì đầy sự mâu thuẫn. Architect vừa có trí tưởng tượng vừa có sự quả quyết, tham vọng mà kín đáo, hiếu kỳ mà chú tâm. Nhìn từ bên ngoài, sự đối lập này có thể ảnh hưởng lẫn nhau, song, chúng hoàn toàn kết nối với nhau một khi bạn hiểu cách bộ não của Architect hoạt động.

Với Architect, cuộc sống thì như một bàn cờ khủng lồ. Áp dụng chiến lược hẳn hoi hơn là trông chờ vào cơ hội, họ luôn phân tích kỹ lưỡng điểm mạnh điểm yếu của từng bước đi trước khi làm gì đó. Và họ luôn tin rằng, với đủ sự khôn khéo, họ có thể tìm ra cách để chiến thắng – bất chấp đủ loại thử thách xuất hiện trên chặng đường của họ.

*Chú thích:

  1. “irreverent wit: theo định nghĩa thì irreverent là từ khá mạnh, ám chỉ sự bất kính, không tôn trọng đối phương, theo mình hiểu thì có vẻ INTJ dễ đùa hơi quá trớn một tẹo, giống kiểu savage ấy.
  2. “Social frustration”: theo Tutor2u.net thì social frustration ám chỉ cảm giác thất vọng của ai đó khi bị từ chối được trao cơ hội để đạt được các vị trí trong xã hội, hay nói cách khác là cảm giác thất vọng khi không được xã hội chấp nhận.
  3. “The chess game of life”: Ý nghĩa của câu này thì khá rõ ràng, mình chỉ muốn chú thích là khi tra trên Google thì lẽ ra cụm từ gốc nên là Life: a game of chess hoặc là Life is a chess game; có lẽ người viết đổi vị trí từ để nhấn mạnh vào từ the chess – ván cờ chăng?

Nhớ click vào link (bên dưới) để đọc trang tiếp theo nha ↓↓↓

DịchYoongie Phạm
Nguồn16personalities.com

6 bình luận về “Góc dịch • INTJ • The Architect • Người Kiến Tạo

  1. Với người đã chật vật với bản Eng thì thật sự bài viết của bạn như cơn mưa ngày hạ luôn ấy, rất sát nghĩa và trau chuốt nữa. Trân thành cảm ơn chủ nhà rất nhiềuuuu

    Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này